Giống những mẫu xe hàng đầu của Audi, các hệ thống hiển thị và vận hành kỹ thuật số trong dáng vẻ nhỏ gọn...
Xem tiếpBạn đang ở đây
"Bí kíp" giúp kiểm soát trí nhớ hiệu quả
1. Nghe nhạc trong khi ngủ sẽ gợi nhớ lại ký ức
Những kỷ niệm gắn liền với một bài hát, những âm thanh nào đó sẽ được tái hiện và in sâu trong tâm trí bạn bằng cách nghe lại chúng khi ngủ. Trong một nghiên cứu mới nhất, nhóm tình nguyện học một giai điệu nhạc sau đó bước vào giấc ngủ ngắn. Trong khi đó, người ta sẽ mở lại đoạn nhạc một cách nhẹ nhàng ở mức độ êm dịu nhất. Và kết quả cho thấy, họ sẽ nhớ được lâu hơn so với những người không nghe lại giai điệu trong khi ngủ say. Một số thí nghiệm tương tự cũng cho cùng một kết quả tương tự.
Các nhà khoa học tin rằng giấc ngủ giúp xử lý và củng cố những ký ức của chúng ta. Bằng cách kết hợp bộ nhớ với âm thanh, chúng kích thích não hấp thụ những ký ức đặc biệt này mà không làm mất đi trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Dù ít hay nhiều thì việc lựa chọn cẩn thận các điệu nhạc trong khi ngủ sẽ giúp ích cho trí nhớ của chúng ta.
2. Tập luyện thể thao để quên đi ký ức
Theo nhà tâm lý học Gerd Thomas Waldhauser thì việc tập luyện thể thao, rèn luyện thường xuyên sẽ giúp bản thân con người chủ động quên đi một số ký ức nhất định. Sử dụng quét điện não đồ, ông chỉ ra rằng cùng một phần trên bộ não mà thường được sử dụng để điều khiển mọi hoạt động của một cơ nào đó - chẳng hạn khi ta bắt lấy một quả bóng - cũng sẽ bị kích thích khi ta cố gắng quên đi một ký ức. Như vây, chúng ta hoàn toàn có thể học cách kiểm soát cơ chế hoạt động này, về lý thuyết, để xóa đi bất cứ điều gì chúng ta muốn quên.
Hoạt động cơ thể và trí nhớ được điều khiển cùng một vị trí trên bộ não
Waldhauser cho biết những kỷ niệm trung lập, không ấn tượng đã bị lãng quên theo cách này. Ông phỏng đoán khi kỹ thuật phát triển hơn nữa, chúng ta có thể không phải chịu đựng những ký ức tồi tệ nhất nữa. Điều này sẽ vô cùng hữu ích cho các nạn nhân từng bị chấn thương tâm lý hay những người mắc bệnh trầm cảm, tâm thần.
3. Học ngoại ngữ
Học thêm một ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là khi còn nhỏ, đã được chứng minh điều đó mang lại lợi ích đến cuối đời. Nói hai hay nhiều ngôn ngữ giúp trì hoãn quá trình suy giảm trí nhớ có chu kỳ trung bình 4 năm. Trẻ em với khả năng thành thạo song ngữ có trí nhớ tốt hơn những đứa trẻ cùng trang lứa và những sinh viên, nhân viên có tài ngoại ngữ cũng thể hiện tốt hơn trong các quan hệ với đồng nghiệp.
Thực chất, học thêm một ngôn ngữ giúp nâng cao và bảo vệ bộ nhớ vì chúng ta phải thường xuyên tập trung và gạt bỏ những thứ phiền nhiễu bị ghi nhớ trong bộ não.
4. Rửa tay để hồi tưởng về quá khứ
"Washing your hands of guilt" (rửa đôi tay tội lỗi) là cụm từ khoa học phổ biến chỉ ra rằng hành vi rửa tay thực sự có thể tác động sâu sắc tới các ký ức trước đây. Sự sạch sẽ có thể ảnh hưởng tới cảm nhận cá nhân về người khác mà không nhất thiết phải ở bẩn. Hơi khó hiểu nhưng thử tưởng tượng tình huống khi bước vào một căn phòng bốc mùi thì chúng ta sẽ có những đánh giá gay gắt về thói quen, bản tính của chủ nhân nó.
Và với những kỷ niệm của chúng ta, rửa tay thật sự giúp cảm thấy bớt tội lỗi về bất cứ điều gì xấu xa mà bạn đã làm. Thực tế cũng chứng minh khi con bạc rửa tay xong sẽ sẵn sàng đặt cược số tiền cao hơn như thể họ vừa gột rửa hết vận xui của mình theo dòng nước.
Nếu bạn đứng trước một quyết định khó khăn, hãy rửa tay và lau sạch nó để xóa tan mọi lo lắng, có được những ý nghĩ tích cực, lạc quan với những kỷ niệm đẹp, hạnh phúc mà bạn đã trải qua.
5. Cách đối xử với mảnh giấy ghi nhớ
Viết một cái gì đó xuống là cách trực quan phổ biến để bạn ghi nhớ. Các nhà khoa học thuộc Đại học bangOhio phát hiện ra bí mật về cách bạn đối xử với những mẩu giấy ghi nhớ tác động tới lên khả năng duy trì bộ nhớ của bạn.
Nếu người viết ra suy nghĩ của mình lên giấy và vò nát rồi ném đi, họ ít có thể sử dụng những ghi nhớ ấy khi phải đưa ra quyết định. Mặt khác, nếu họ gấp mảnh giấy lại gọn gàng và đăth nó vào túi áo để bảo vệ nó, những suy nghĩ, điều quan trọng ấy sẽ ở lại và được nhớ rất lâu sau này. Thay vì ném chúng đi thì bạn hãy giữ gìn cẩn thận giấy ghi nhớ trên bàn cũng cho kết quả tương tự.
Tương tự với hành vi rửa tay, có vẻ bộ não chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những biến cố nhỏ trong thế giới vật chất để kiểm soát trí nhớ của chúng ta.
6. Phông chữ lạ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn
Trong những tiết học, bạn có khả năng nhớ lâu hơn nếu thông tin giáo viên đưa ra được trình bày một cách bát thường và phông chữ khó đọc. Những sinh viên tham gia thử nghiệm được đọc một số thông tin trong 90 giây với phông chữ Arial hoặc Comic Sans. Và chỉ sau 15 phút, những sinh viên được đọc phông chữ Comic Sans có thể nhớ lại rất rõ ràng đoạn thông tin kia.
Vì vậy, nếu bạn viết Status hay những thông báo quan trọng bằng phông chữ khác người thì bạn bè sẽ đánh giá cao gu thẩm mỹ của bạn cũng như sẽ ghi nhớ gần hết những gì bạn muốn nói.
7. Chịu đau đớn để quên đi ký ức
Phương pháp này không nên được áp dụng rộng rãi và thái quá vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bản thân. Các hành vi tự hành hạ, gây đau đớn được các nhà khoa học chứng minh có thể giảm bớt cảm giác tội lỗi mà chúng ta cảm nhận về một hành động, một ký ức xấu.
Trong thí nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu yêu cầu mọi người nhớ lại những khoảng khắc họ mắc lỗi với ai đó rồi chia thành hai nhóm. Một nhóm sẽ nhúng khuỷu tay sâu vào nước đá lạnh, nhóm kia sẽ ngâm cả cánh tay vào chậu nước ấm. Và những người trải qua nỗi đau vì làn nước lạnh gây nên sẽ xuất hiện những cảm xúc được tha thứ, nhẹ nhõm với bản thân hơn. Điều thú vị rằng những người này muốn giữ tay lâu hơn trong nước lạnh và cảm giác đau đớn của họ cho thấy nhiều hơn những người nhóm thứ hai. Họ đã bị chính mình ép buộc phải đau hơn để xoa dịu những ký ức buồn trong quá khứ.
Theo YanNews